Archive for Tháng Năm, 2013

“Két”

Hai ông cháu

 Nguyễn Kiệt

ket

1.Một ngày với cháu thơ trôi qua thật nhanh!

Sáu giờ sáng, ông ngoại đã có mặt tại  nhà con gái trông “cu Két” cho bố mẹ Két đi dạy học. Mới sang, thấy  ông ngoại cháu đã dắt tay chỉ xuống gầm ghế, ông biết ý nên đi tìm cây thước gỗ khèo cho cháu trái banh nhựa. Két hớn hở đặt banh xuống nền nhà chớt chát, bi bô, la to: “suút! suút!”, đá quả banh, nhanh chân chạy theo banh miệng không ngớt: “suút! Suút!”, Banh lăn vào gầm ghế, cháu nắm tay ông: “khoèo! Khoèo!”, cháu đâu chịu chơi một mình, “Oon! Suút! Suút!”. Đang chơi, nghe tiếng xe Két bỏ chơi chạy vội ra cửa giơ tay vẩy chào ba và chị Ụt.  Ba Két đi trước,  chở chị “Ụt” đi học mầm non rồi mới đi dạy , mẹ còn loay hoay dọn dẹp bếp núc đi đến trường sau.

Hai ông cháu ra ngồi trước cửa nhà. Két ôm quả banh. Nghe tiếng chim, Két ôm banh chạy quanh sân quay người ngước tìm, tay chỉ chỉ lên  cây mận: “Oon! Chim, chim!  (more…)

Read Full Post »

 Người Quản thủ Thư viện Đà Lạt xưa

    Phạm Mai Hương

thu vien dalat xuaSau năm 75,  hình ảnh một ông già người Hoa bày sách báo cũ trước vỉa hè tiệm thuốc đông y Con Cua  ngay trung tâm chợ trở nên quen thuộc với người dân Dalat . Nhất vào tháng chạp cuối năm, ông bày trên miếng nilon đủ loại sách tử vi, lịch tàu.. sách đỏ chói khiến ta cứ ngỡ mình lạc vào một con đường nào đó ở Trung Quốc. Tôi luôn tự hỏi sao ông giống cụ đồ già bày mực tàu viết chữ trên lề phố Hà Nội ngày xưa của Đoàn văn Cừ đến thế.

Ông già bán sách dong dõng cao khác những người đồng hương mập mạp bán chạp phô, khuôn mặt quắc thước dễ gây thiện cảm , ông khiến khách hàng thán phục vì kiến thức rộng của mình. Ông đàm luận văn chương, lý giải tướng số, tử vi…cao hứng lên ông phóng bút viết bài thơ chữ Hán, nét chữ rồng bay phượng múa. Ông viết tặng hai câu thơ thiền bằng chữ Hán trên tấm liễng đỏ được ba tôi trang trọng đặt trong phòng khách (more…)

Read Full Post »

 Sống trên đường

Vương Trí Nhàn

1. Mỗi buổi sáng thức dậy nỗi lo đầu tiên của nhiều người dân thành phố hiện thời là lo con đường từ nhà đến nơi làm việc liệu có ách tắc gì không. Thuở mọi người còn nghèo, người ta chỉ đạp xe đi làm và mọi vui buồn lúc ấy dồn cả vào chiếc xe đạp cà khổ. Nay số người có xe máy ngày mỗi đông, mà lạy giời, xe cũng ít hỏng, tưởng đã đỡ lo. Thì lại nảy sinh cái khổ về đường sá! Đường xấu đường tốt đường bụi đường sạch, đường còn nguyên lành và đường bị đào xới, cái đó cũng phải tính toán một phần, nhưng con người nơi đây gian khổ đã quen, thế nào rồi cũng chịu được. Nhưng từ lúc nào không biết, tự nhiên đường trở nên quá đông đúc, và sự ùn tắc trở nên thường xuyên, cái ấy mới rầy rà. ùn tắc nghĩa là gì? Là xe máy mà tốc độ chỉ bằng xe đạp, hoặc đi bộ. Là mất thì giờ chờ đợi. Là đến sở muộn. Là lỡ hẹn. Là hỏng việc… Nhưng ở đây tôi muốn nói thêm một khía cạnh tâm lý: Trong việc đi lại hiện thời, con người như bị kéo sống gần nhau hơn. Bao nhiêu cái xấu vốn có được bày ra và buộc nhau phải chịu đựng. Và một cách tự nhiên cứ phải nghĩ ngợi về văn hoá chung sống của cả xã hội. (more…)

Read Full Post »

Lá rụng về đâu?

Lá rụng về đâu?

       Thu Nguyệt

“Ðợi gió!” – Tôi suýt trả lời như thế với câu hỏi bất ngờ cất lên phía sau:

– Con đang đợi ai à?”

– Dạ thưa thầy, không ạ! – Tôi kính cẩn chắp tay chào thầy trụ trì – Con đang suy nghĩ để hoàn tất bức tranh này thôi. Thầy xem, những chiếc lá này con phải vẽ chúng rơi vào khoảng nào là đẹp nhất ạ?

Tôi mở cho thầy xem bức tranh tôi vẽ đường đi của gió, có mấy chiếc lá bồ đề đang bay lơ lững chưa rõ hướng rơi. Thầy cười hiền lành, chân tín:

– Thì lá rụng về cội chớ về đâu con !

Tôi cuốn bức tranh lại, nói như với chính mình

– Giá mà được như vậy ! Nhưng không biết …

Tôi bỏ lửng câu nói và thầy mỉm cười, nhẹ nhàng đi vào trong. (more…)

Read Full Post »

Chân không – diệu hữu

 Nguyễn Tường Bách

Trong năm 2010 có hai biến cố đặc biệt thu hút sự chú ý của giới khoa học. Tháng 9.2010, nhà vật lý học lừng danh Stephen Hawking luận giải một cách chung cuộc rằng vũ trụ xuất phát từ chân không, vũ trụ phát sinh không cần đến một đấng sáng tạo. Tháng 12.2010, Cơ quan Quản trị Hàng không và Không gian NASA thông báo phát hiện của bà Felisa Wolfe-Simon, trong đó người ta tìm thấy một hình thái mới của sự sống, không giống với cấu trúc mà con người biết đến.

 

 Hai biến cố khoa học này làm những ai quan tâm không thể không liên tưởng đến những luận đề cơ bản của Phật giáo trong vũ trụ và thế giới hiện tượng.

 

Trong tác phẩm mới xuất bản The Grand Design, nhà vật lý 68 tuổi Stephen Hawking viết rằng, các lý thuyết vật lý mới nhất cho thấy vũ trụ của chúng ta đã tự hình thành. Trước khi vũ trụ thành hình thì chỉ là một sự trống rỗng, nhưng tính sáng tạo nội tại trong cái “Không” đó đã hình thành vũ trụ. Hawking thấy “không cần thiết” phải có một Thượng đế, một đấng sáng tạo để tạo dựng nên vũ trụ. (more…)

Read Full Post »

NHẬN DIỆN VÀ YÊU MẾN CUỘC ĐỜI

Thích Thái Hòa

Có nhiều vị tương đối có chút trí thức và ngay cả một vài Phật tử cũng
thường cho mình là trí thức Phật giáo, đã gặp tôi nói chuyện và đề
nghị tôi nên góp phần vào việc “hiện đại hóa Phật giáo”.

Tôi đã cười và nói với các vị ấy rằng: “Đạo Phật không cần hiện đại
hóa, mà các anh nên hiện đại hóa cách nhìn và cách tu của các anh cho
thích hợp với đạo Phật”. (more…)

Read Full Post »

Bậc Thầy của Trời – Người

image

Giáo pháp của Đức Phật vượt không gian và thời gian. Đó là chân lý nhắc nhở chúng ta luôn tu hành để thoát khỏi biển sinh tử trầm luân, đẩy lùi vô minh nghiệp chướng phiền não, bước lên bờ an vui, giải thoát tự tại và có được nơi an trú vĩnh cửu, rõ ràng là chúng ta đã nhìn xa, trông rộng rồi.
Vào dịp lễ này, dù bận rộn bao nhiêu, quý Phật tử cũng xếp lại công việc để đi chùa, dự lễ khánh đản. Nếu bận rộn ban ngày không thể đi được thì thu xếp đến chùa vào ban đêm. Tất cả đều trọn một lòng tưởng nhớ đến vị cha lành của mình, đấng đạo sư của Trời-Người. (more…)

Read Full Post »

Đối Mặt Với Một Công Án

Trích-VỊ THẦY CỦA NHIỀU THẾ HỆ 
Thích Thái Hòa

Kinh Bộc Lưu, Đức Phật dạy các Tỷ-kheo rằng: “Khi đi qua một dòng sông, không dừng lại, không đi theo mà hãy vượt qua”.

Nếu đi qua dòng sông ta dừng lại, ta sẽ bị dòng nước chảy xói mòn; nếu ta đi theo sẽ bị dòng sông cuốn trôi và nhận chìm. Nên, muốn không bị dòng sông xói mòn, cuốn trôi hay nhận chìm ta không nên dừng lại, không nên đi theo mà hãy vượt qua.

Được biết, sau năm 1975, bấy giờ ông Mai Chí Thọ làm giám đốc Sở Công an Thành phố HCM, mời Hòa thượng Thích Trí Thủ làm việc, Ông Mai Chí Thọ nói với Hòa thượng rằng: “Phật giáo có theo chính quyền không? Nếu không theo là chống. Nếu Phật Giáo chống chính quyền, chính quyền có công an, có quân đội, có nhà tù…”. Hòa Thượng cười và trả lời: “Phật giáo chúng tôi không theo mà cũng không chống”.

Câu trả lời ấy là một bài học quý báu cho tất cả Tăng Ni Phật tử chúng ta không những trong hiện tại mà còn ngay cả tương lai. Phật giáo không xu phụ bất cứ quyền lực chính trị nào và lại càng không lợi dụng bất cứ thế lực chính trị nào để truyền đạo. Tại sao? Bởi vì mọi quyền lực chính trị của thế gian đều là tạm thời, nó không phải là vĩnh cửu. Trong lúc đó đạo giải thoát, giác ngộ là vĩnh cửu và cùng khắp. Ta không thể dùng cái vĩnh cửu và cùng khắp để chạy theo và xu phụ cái tạm thời và giới hạn. (more…)

Read Full Post »

Sự khám phá đạo Phật
của người Tây phương

Đỗ Thuần Khiêm

Chữ khám phá ở đây rất chính xác. Không có sự truyền giáo của đạo Phật đến người Tây phương. Và, tuy người Âu châu khám phá đạo Phật rất trễ, nhưng đó là sự khám phá vô cùng lý thú. Thật vậy, suốt thời gian dài, người Âu châu không có ý niệm về sự có mặt của đạo Phật. Trí thức Âu châu, từ các học giả Hy Lạp cổ thời, đến những giáo sĩ các dòng thừa sai cận đại, cả các quan cai trị và các nhà nghiên cứu thời Ánh sáng, khi khảo sát về tín ngưỡng của người châu Á, chỉ nói đến những nghi thức manh mún tản mác, sự sùng bái ngẫu tượng của các giáo phái bí ẩn, chứ không lĩnh hội được một hợp nhất thể nào có tính hệ thống, trong giáo thuyết và trong thực hành, để có thể gọi đó là một tôn giáo.

I. Sự khám phá đạo Phật (more…)

Read Full Post »

Gốc tùng

Gốc tùng

image

Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một lời qua lại, không trao đổi nhau đến cả một chiếc lá đã qua mùa.

 Đương niên song cối thị song đồng Tô Đông Pha

Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một lời qua lại, không trao đổi nhau đến cả một chiếc lá đã qua mùa. Vào năm mưa bão nhiều, đôi khi nước dâng cao, từ xa vọng lại như một bãi tuyết trắng ngập nửa thân hình. Thỉnh thoảng vài cánh bướm ghé xuống, không hương sắc của phấn nhụy để bày tỏ một chút tình nồng nhiệt. Cánh bướm lại bay đi, vẫn không một cử chỉ xao động hứa hẹn nào. Chúng bình thản và trầm mặc, cố lớn lên cho kịp tấm lòng bao dung của trời đất. Bây giờ thì cả hai đã sừng sững ra đấy, như hai con rồng xanh không thiết đến chuyện làm mưa làm gió. (more…)

Read Full Post »

Older Posts »