Bài 1 : Chuyện kể về Hồ Xuân Hương – Đà Lạt

Mai Thái Lĩnh

  1. Nguồn gốc của Hồ Xuân Hương

Hồ nước lớn ở trung tâm thành phố Đà Lạt không phải là một hồ nước tự nhiên, mà là một hồ nhân tạo. Vào năm 1944, trong một bài phỏng vấn của tạp chí Indochine, ông Cunhac (Tỉnh trưởng Tỉnh Lang Bian trong thời gian 1917- 1920) cho biết như sau :

“Hồ được hình thành tương đối gần đây. Thực vậy, do sáng kiến của tôi, hồ được làm vào năm 1919, do kỹ sư công chánh Labbé thực hiện. Vào khoảng 1921-1922, theo lệnh của Công sứ Garnier, đập đất cũ chống đỡ con đường đã được nâng cao và kéo dài thêm và năm sau đó, một cái đập thứ hai được xây dựng ở hạ lưu, như vậy hình thành hai hồ nước. Do không có đập tràn (déversoir), cả hai đập bị vỡ do những cơn giông dữ dội của trận bão tháng 5 năm 1932; ngay sau đó chúng được làm lại trong cùng những điều kiện như trước. Con đập bằng đá được xây dựng vào khoảng 1934-1935, xa hơn một chút về phía hạ lưu so với các con đập cũ.”[1]

Hình 1:Trên Hồ Đà Lạt (1930)

Thật ra, sáng kiến xây dựng một hồ nước không phải bắt nguồn từ Cunhac. Ngay từ đầu thế kỷ 20, người phụ trách công chánh (travaux publics) ở Đà Lạt là ông Rousselle đã trình bày dự án này cho công sứ Phan Rang là Odend’hal (năm 1902, Dalat trực thuộc tỉnh Phan-Rang)[2].

Kiến trúc sư Louis-Georges Pineau – tác giả của Đồ án chỉnh trang và mở rộng Đà Lạt năm 1933, đã đánh giá tầm quan trọng của hồ nước này như sau: Đọc tiếp »

Thiên thần giữa đời thường

 Thiên thần giữa đời thường
Tuyệt vọng trong những năm tháng niên thiếu khốn cùng, cô bé đã chấp nhận số phận, tự tìm thấy một tia sáng nhỏ nhoi trong tâm thức, không một lời than vãn, thay vì nhận thương hại của người khác, cô đã âm thầm dành dụm tiền buôn bán một quán bán hạt, bột nghệ… nhỏ để có tiền mua sách cho người dân mượn miễn phí, lan tỏa những điều tốt lành ý nghĩa đến những người khác      

Khuya qua, trước khi đi ngủ tôi tình cờ mở mục tin nhắn những người lạ, chưa kết bạn FB, vì thường mỗi ngày rất nhiều việc, nhiều tn bạn bè nên tôi không để ý. Tôi đọc trong hàng trăm tn thấy một cô bé có tên là Nga đã nhắn tin rất chân thành xin kết bạn từ nhiều tháng trước, và muốn mua những cuốn sách Hạt Giống Tâm Hồn, Muôn Kiếp Nhân Sinh… giá rẻ để cho người dân hơn 20 xã mượn miễn phí, và để ký tặng những người khác và bạn bè. Sau nhắn tin một chút, thấy nhiều chuyện lạ chưa hề biết, tôi đã gọi cô bé lúc 1 giờ sáng gần 1 tiếng đồng hồ để thăm hỏi, mới biết câu chuyện xúc động kỳ lạ, đầy trắc ẩn của một cô bé đã âm thầm gieo duyên giúp người khác từ 16 năm trước (Nga sinh 1985), dù hoàn cảnh sức khoẻ và gia đình vô cùng khó khăn, bệnh tật hiểm nghèo. Cô bé trước nay không hề thổ lộ hoàn cảnh khó khăn của mình, chỉ đến khi bệnh tình trở nên quá nặng… Đọc tiếp »

CÔ HÁI MƠ & TRĂNG MỜ BÊN SUỐI

Thơ thẩn đường chiều một khách thơ
Say nhìn xa rặng núi xanh lơ
Khí trời lặng lẽ và trong trẻo
Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ Đọc tiếp »

Từ vụ đề xuất cao tầng hóa, xóa bỏ khu Phố Việt di sản Hòa Bình:

Dinh Tỉnh trưởng: Cần bảo tồn và kết nối di sản chứ không phải ‘đóng hộp’ nó!

11:44 | Thứ ba, 18/08/2020

...“Đà lạt có một lợi thế rất lớn để làm nên một đô thị bản sắc: rất nhiều,99 đỉnh đồi (99 đỉnh), bờ suối, bờ hồ uốn lượn tạo nên những không gian thay đổi. “
Dinh Tỉnh trưởng là di tích lịch sử nên việc bảo tồn không gian vốn có của nó cần phải quan tâm đặc biệt. Phải tính tới phương án kết nối chứ không phải “bao vây” nó.

Mỗi vùng đất đều có địa hình tự nhiên khác nhau, nó là một trong những yếu tố tạo nên bản sắc riêng cho mỗi đô thị. Đối với Đà Lạt, địa hình có lẽ là yếu tố quan trọng nhất tạo nên diện mạo kiến trúc, cảnh quan. Và vì vậy, người làm quy hoạch, kiến trúc trên nền đô thị này phải đặc biệt quan tâm đến yếu tố địa hình tự nhiên. Đọc tiếp »

Đền Bà Triệu, thắng cảnh xứ Thanh

 11:31 | Thứ bảy, 08/08/2020  0

Cách thủ đô Hà Nội khoảng 170km theo đường quốc lộ 1A, huyện Hậu Lộc là vùng đất có bề dày lịch sử – văn hóa lâu đời của tỉnh Thanh Hóa với nhiều đền chùa cổ kính. Một trong những thắng cảnh đẹp nhất của huyện là đền Bà Triệu thờ người nữ anh hùng Triệu Thị Trinh (225-248).
Đối diện mới nghi môn trung qua khoảng sân đền là nghi môn nội.

Nằm dựa lưng vào ngọn núi Gai ngay sát đường quốc lộ, đền thường xuyên được khách ra Bắc vào Nam viếng thăm hương khói. Trước đây, bao quanh đền Bà Triệu là một khu rừng tự nhiên rất xinh đẹp. Nay thì rừng đã bị chặt phá, thay vào đó là rừng trồng và cây ăn quả.

Để tỏ lòng kính trọng, nhớ ơn vị nữ tướng trẻ tuổi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược bắc phương, người dân địa phương đã dành ra diện tích gần 4ha ngay chân núi Gai có phong cảnh xinh đẹp, không gian yên tĩnh để xây đền. Đọc tiếp »

Định vị Việt Nam trong mắt một học giả Nhật Bản

Tầng lớp thượng lưu ở Việt Nam, những người sở hữu khối tài sản có khả năng đầu tư hơn 30 triệu đô la tăng đến mức 13% trong 5 năm qua, vượt ngưỡng 10.000 người.

Một lần gần đây, tôi được tham dự một cuộc tọa đàm trực tuyến của một nhóm các học giả hàng đầu Việt Nam với một diễn giả nổi tiếng người Nhật Bản ông Hamada Kazuyuki về tương lai của thế giới trong bối cảnh thương chiến Mỹ – Trung.

Việt Nam cần mơ giấc mơ ‘kỳ tích sông Hồng’Việt Nam cần mơ giấc mơ ‘kỳ tích sông Hồng’

Ông Hamada đã đưa ra nhiều nhận xét rất sắc sảo khiến các học giả Việt Nam không thể không đồng tình. Đọc tiếp »

GS. Hoàng Đạo Kính: “Đà Lạt đứng trước nguy cơ nhãn tiền

 11:15 | Thứ tư, 19/08/2020  0

LTS: Trong bài viết gửi đến Người Đô Thị bày tỏ quan điểm chuyên môn liên quan đến những ồn ào gần đây về đồ án quy hoạch chi tiết khu trung tâm Hòa Bình – Đà Lạt và sự kiện từ ngày 14.8 – 14.9 Đà Lạt tổ chức trưng bày, lấy ý kiến phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng, GS-TS-KTS. Hoàng Đạo Kính cho rằng cần thiết phải lập thêm, lập lại một quy hoạch mới đáp ứng đòi hỏi bảo tồn và phát triển tiếp nối bền vững đô thị – di sản.

“Phải giữ cho được trung tâm – hạt nhân vô cùng đặc sắc của thành phố Đà Lạt là Hồ Xuân Hương và vùng đất bao quanh khỏi những công trình mới, như trung tâm thương mại (việc đã rồi), như dự án xây dựng khách sạn đồ sộ ở vị trí Dinh Tỉnh trưởng…”, GS. Kính đề nghị. Đọc tiếp »

Mượn “chiêu” chỉnh trang đô thị, để “bê tông hóa” những mảng xanh cuối cùng của Đà Lạt?

  • 19/08/2020 – 08:19

 PNO – Đà Lạt đang mất dần mảng xanh, việc bảo tồn Đà Lạt bây giờ không phải chỉ có nhắm đến các công trình mang dấu ấn lịch sử đô thị nữa mà là cả cảnh quan.

Liệu kế hoạch chỉnh trang đô thị lần này có giải quyết một cách triệt để những vấn đề về không gian xanh, không gian hưởng thụ cho người dân, cũng như khách du lịch hay không; hay chỉ giải quyết câu chuyện tình huống theo tư duy nhiệm kỳ? Liệu những thứ đang tồn tại ở Đà Lạt bây giờ, và cả bản quy hoạch này, có mang lại lợi ích lâu dài, lũy kế về giá trị thặng dư cho người dân địa phương và khách du lịch; hay chỉ phục vụ những người có bất động sản ở đấy hoặc những người đang có quyền lợi ở đấy? Đọc tiếp »

Về địa danh Bến Tre: Tre là ‘tre’ hay ‘cá’?

 20:53 | Thứ ba, 18/08/2020  0

Chừng hơn 50 năm mươi năm trước, khi qua bắc Mỹ Tho, thiền sư Thích Nhất Hạnh ngước mắt nhìn lên trời xanh, chập chùng sóng vỗ chân thuyền, bao la trời mây, tâm hồn lúc ấy hào hứng, khoáng đạt và đã có suy nghĩ lên như reo như hát: “Tôi ra đứng trước mũi thuyền, nhìn con thuyền rẽ sóng tiến tới và mê say ngắm dòng sông đang cuồn cuộn chảy một cách oai hùng. Sông cũng oai hùng như núi, mà hiếu động hơn núi. Nước sông đỏ quá, phù sa nhiều quá… Bến Tre! Bến Tre! Tôi chẳng thấy tre đâu cả. Chỉ thấy toàn dừa. Vâng, chỉ thấy dừa… Nhưng ấn tượng con sông cuồn cuộn trong mùa nước lên vẫn còn sâu đậm trong tâm hồn tôi” (TL 1, tr. 21). Đọc tiếp »

Rue de l’Amour Đà Lạt và trái tim xanh sẽ mất

16/08/2020 11:40 GMT+7

TTO – Rue de l’Amour, âm vang trong tôi bây giờ là tiếng cây đổ, tiếng vỗ cánh hốt hoảng của bầy bồ câu giữa khoảng trời ám khói, tiếng thở dài của những bạn bè và cái chớp mắt tiễn biệt hôm qua như một giấc mộng đẹp…

Rue de lAmour Đà Lạt và trái tim xanh sẽ mất - Ảnh 1.

Đồi Dinh nhìn từ Hồ Xuân Hương (ảnh chụp thập niên 1920) – Ảnh tư liệu

1. Năm 2016, cuối buổi gặp gỡ nói chuyện về cuốn sách Đà Lạt, một thời hương xa, một bác râu tóc bạc phơ, là cư dân lâu năm ở trên con đường nay là Lý Tự Trọng, mời tôi về căn nhà nhỏ của mình.

Gia chủ rót trà, hỏi tôi: “Anh viết về Đà Lạt quá khứ, vậy có biết con đường này có tên là gì không?”. Đọc tiếp »