Posts Tagged ‘TS. Nguyễn Thị Hậu’

Giá trị văn hóa bền vững hay “tiền tươi thóc thật”?

Quy hoạch Đà Lạt: “Đề bài” phải là của chính quyền chứ không phải của nhà đầu tư

Quy hoạch Đà Lạt: "Đề bài" phải là của chính quyền chứ không phải của nhà đầu tư - 3Theo TS Nguyễn Thị Hậu, nếu chính quyền không nhìn thấy giá trị di sản hoặc cố tình bỏ qua giá trị này mà chỉ hướng đến lợi nhuận kinh tế thì tất yếu dẫn đến việc nhà đầu tư “quy hoạch” xóa bỏ di sản.

Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng và UBND TP.Đà Lạt vừa tổ chức công bố quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị tỷ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình (Đà Lạt).

Bản quy hoạch này được giới chuyên môn đánh giá sẽ thay đổi toàn bộ diện mạo của khu trung tâm Hòa Bình với hơn 30ha, bao gồm toàn bộ diện tích từ bờ phía bắc hồ Xuân Hương. Theo đó, chỉ có chợ Đà Lạt còn được giữ nguyên vẹn. Rạp hát Hòa Bình sẽ bị dở bỏ, dinh tỉnh trưởng sẽ bị dời nguyên khối và thay vào đó là trung tâm thương mại – khách sạn. Tuy nhiên, bản quy hoạch này đã gây ra những tranh cãi trái chiều. Với nhiều người dân Đà Lạt và những du khách yêu mến Đà Lạt, khu trung tâm Hòa Bình cần được chỉnh trang, nhưng những công trình kiến trúc cổ phải được tôn trọng tối đa. (more…)

Read Full Post »

Không thể nhìn Sài Gòn bằng tâm thế “lấy Hà Nội là trung tâm”

Hình ảnhTường thuật buổi nói chuyện ngày 14-4-2018 của TS. Nguyễn Thị Hậu “Sài Gòn – nhìn từ một người giao hòa Nam – Bắc” do Tia Sáng tổ chức trong khuôn khổ chuỗi hoạt động thường kỳ đưa khoa học và nghệ thuật đến công chúng.

Sài Gòn, vẫn được cho là “vùng đất mới”, được khai phá bởi những lưu dân từ phía Bắc vào. Dường như đó mới là cái nhìn một cách quá vội vã, của “kẻ khác” – từ bên ngoài, về không gian văn hóa đa dạng này. Và cái nhìn đó đã dẫn tới nhiều hệ lụy trong phát triển, bảo tồn văn hóa Sài Gòn, có thể gây ra những đổ vỡ, đứt gãy đáng tiếc. (more…)

Read Full Post »

Đô thị Sài Gòn, những gì còn mất

 Nguyễn Thị Hậu

TBKTSG) – Bảo tồn lâu dài cảnh quan hay điểm nhấn đặc trưng của đô thị chính là tích tụ và di truyền ký ức lịch sử – văn hóa đô thị cho những thế hệ cư dân đô thị nối tiếp nhau.

Sài Gòn, đô thị sông nước

Sông Sài Gòn là đường giao thông thủy quan trọng nhất, cảng Sài Gòn là cửa ngõ thông thương với nước ngoài. Hệ thống kênh rạch dày đặc là những con đường huyết mạch để vận chuyển lúa gạo và các loại nông sản, hàng hóa khác từ đồng bằng sông Cửu Long lên cảng Sài Gòn để xuất khẩu. Thương cảng Sài Gòn, từ góc độ lịch sử, có thể coi là đặc điểm chủ yếu của đô thị Sài Gòn. (more…)

Read Full Post »

Những cánh đồng vắng bóng nông dân

Tạp bút

Nguyễn Thị Hậunhung canh dong vang bong nong dan

Cuối tháng Bảy. Trải dài những con đường tôi đi qua nước Pháp là cánh đồng mênh mông lúa mì đang vào mùa thu hoạch. Một màu vàng nâu ấm áp của ruộng lúa chín, của rơm được bó ép thành những cuộn tròn khối vuông rải rác trên đồng vắng lặng. Thi thoảng nhìn thấy một hai chiếc máy gặt liên hợp thong thả làm việc, vậy thôi, không thấy bóng dáng người nông dân nào dù những ngôi làng nhỏ liền kề cánh đồng vẫn đông người qua lại…

Mùa này cũng là mùa hướng dương nở rộ. Vẫn những cánh đồng vàng rực rỡ sáng chiều ngả theo ánh mặt trời. Vẫn thi thoảng có vài chiếc máy chạy giữa cánh đồng hoa bạt ngàn, và không thấy ai ngoại trừ người lái máy. (more…)

Read Full Post »

Đa dạng để có sức đề kháng

TS. Nguyễn Thị Hậu

“…thừa nhận tính đa dạng của văn hóa truyền thống cũng cần công nhận sự đa dạng của văn hóa đương đại để tránh được sự “độc quyền văn hóa” trong một quốc gia đa tộc người, đồng thời cũng hạn chế sự “độc quyền” tiếp nhận một loại “vaccin văn hóa” nào đó. Khi biết tiếp nhận thêm nhiều hình mẫu chuẩn mực mới thì văn hóa luôn được sáng tạo và phát triển, hành trang mang tới tương lai là những di sản văn hóa thực sự quý giá chứ không chỉ là những mảnh vụn bộn bề của quá khứ.”

(TBKTSG) – Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử – văn hóa đã nhận định rằng, trong số các quốc gia ở Đông Nam Á, Việt Nam có thể coi là quốc gia chịu ảnh hưởng văn hóa Hán mạnh nhất. Tất nhiên sự hấp thụ văn hóa Trung Quốc của Việt Nam không giản đơn là kết quả của thời kỳ 1.000 năm “Bắc thuộc” hay là hệ quả tất yếu của giao lưu tự nhiên do gần gũi về địa lý “núi liền núi sông liền sông”. Trên thực tế, quá trình “tiếp biến văn hóa” diễn ra phức tạp hơn nhiều. (more…)

Read Full Post »

 Đa dạng để có sức đề kháng

TS. Nguyễn Thị Hậu

(TBKTSG) – Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử – văn hóa đã nhận định rằng, trong số các quốc gia ở Đông Nam Á, Việt Nam có thể coi là quốc gia chịu ảnh hưởng văn hóa Hán mạnh nhất. Tất nhiên sự hấp thụ văn hóa Trung Quốc của Việt Nam không giản đơn là kết quả của thời kỳ 1.000 năm “Bắc thuộc” hay là hệ quả tất yếu của giao lưu tự nhiên do gần gũi về địa lý “núi liền núi sông liền sông”. Trên thực tế, quá trình “tiếp biến văn hóa” diễn ra phức tạp hơn nhiều. (more…)

Read Full Post »

Thị dân và đô thịPhạm Nguyễn

Thị dân và văn hoá đô thị

TS. Nguyễn Thị Hậu

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM

Thị dân là gì? Câu hỏi tưởng chừng có câu trả lời đơn giản nhưng hóa ra lại khá phức tạp. “Thị dân” tất nhiên là người sinh sống ở các vùng đô thị. Nhưng như thế nào là “sống” hay “lối sống” ở đô thị, và một nơi như thế nào mới được xem là “đô thị”? Những câu hỏi tưởng chừng đơn giản này lại được hiểu, rồi có những định nghĩa khá phức tạp bởi vì thị dân và lối sống thị dân góp phần không nhỏ tạo nên diện mạo một đô thị. Và quan trọng hơn, lối sống thị dân sẽ quyết định “thương hiệu” của đô thị, nhìn từ góc độ văn hoá.
Trước đây người ta hiểu “thị dân” là người sống ở đô thị. Nhưng giờ đây với sự phát triển đa dạng của đô thị và sự phức tạp của quá trình đô thị hoá, cách hiểu này chưa đầy đủ. Không thể định nghĩa “thị dân” bằng cách xác định nơi sinh sống mà phải từ khía cạnh văn hóa của người sống ở đô thị. (more…)

Read Full Post »