Posts Tagged ‘Chu Mộng Long’

VÌ SAO CHỮ NÔM CHẾT?

Chữ Nôm chết vì nó phải chết! Vì lẽ đơn giản, cái gì hợp lý thì tồn tại, bất hợp lý thì bị đào thải. Đó là lẽ tự nhiên.

Các nhà Hán Nôm nuối tiếc hết chữ Hán rồi đến chữ Nôm, cho nên có vẻ hận chữ quốc ngữ. Nhưng nghịch lý là khi vẫn dùng chữ quốc ngữ để bày tỏ nỗi lòng, nếu tẩy chay chữ quốc ngữ khác nào tự vả vào mồm mình, họ đành trút giận lên đầu các giáo sĩ phương Tây để chứng tỏ mình yêu nước, giữ vững lập trường phương Đông.

Bản chất của vụ này là chống Thiên Chúa giáo để độc tôn vai trò thống trị của Phật giáo, bởi nhóm học giả Huế đứng đầu là Nguyễn Đắc Xuân và Lê Cung dù có giấu cái đuôi Phật giáo vẫn lộ ra đầy đủ chân tướng đệ tử nhà Phật khi có vài ông thầy chùa đứng đằng sau hả hê cổ vũ. Thích Nhật Từ tự lộ ra ái ố sân si tận gan ruột khi lên tiếng chúc mừng thành công của bức thư vô đạo nhất trong lịch sử vô đạo của tôn giáo. (more…)

Read Full Post »

Rừng cháy: Sao không chửi mà khóc?Chu Mộng Long

ĐANG CHÁY NÚI THIÊNG HỒNG LĨNH

Thơ Trần Mạnh Hảo

 


Rú Hồng ơi Rú Hồng đang cháy
Vòi rồng Sông Lam xin cứu Rú Hồng
Mưa giông hỡi hãy về đây cứu lấy
Đỉnh ngàn thiêng từ thuở Tiên Rồng

Chín mươi chín ngọn chọc trời xanh Nghệ Tĩnh
Sao để lửa thiêu hết cả rú ngàn
Hồn các đại thi hào xin chiếm lĩnh
Xin bầu trời ngừng đốt cháy quan san

(more…)

Read Full Post »

Đánh thức tiềm lực

(Trường ca của Chu Mộng Long. Phỏng thơ Nguyễn Duy. 
 Tặng các bạn đang phản tỉnh và chưa thức tỉnh.)

Hành trình thơ – Đánh thức tiềm lực

Hãy thức dậy đất đai!
cho đầy tớ tôi không còn mũ cối và áo vá vai
cho phần ở mỗi nhà không còn chung cư ngăn vách nứa
xin bắt đầu từ siêu xe, biệt phủ
rồi đi xa hơn – lập đặc khu cho tàu và mua nhà bên mỹ.

Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non
dầu lửa vô biên dưới thềm lục địa
rừng đại ngàn bạc vàng từng vỉa
đào hết, khoan hết, chặt hết, bán hết một lần (more…)

Read Full Post »

Chu Mộng Long: DỐT VÀ PHÁ HOẠI CÓ HỆ THỐNG

+ Cựu GĐ Sở VH Hà Nội: KỂ LẠI CHUYỆN XƯA NHÂN CHUYỆN VỪA RỒI
 
Một Phó giáo sư, Tiến sĩ, học hàm học vị do Nhà nước phong, công bố một công trình ngôn ngữ học về chữ viết một cách phản khoa học, phản giáo dục, phản văn hóa, bị cộng đồng lên tiếng phản đối mà vẫn được quảng bá bằng mọi giá bất chấp tất cả thì thật khó hiểu cho nền học thuật nước nhà. Đến nước này thì không thể thốt lên rằng nền giáo dục và học thuật quốc gia đang rơi vào sự dốt nát và phá hoại một cách có hệ thống!

Read Full Post »

 Viết gì về truyện ngắn “Bắt đầu và Kết thúc”?

QUYỀN TỰ DO CỦA NHÀ VĂN ĐẾN ĐÂU?

Chu Mộng Long

Hình ảnh buổi tọa đàm chiều 19-1-2018 tại Hội Nhà văn. Ảnh: FB Trần Đình Sử.
Tôi luôn ủng hộ quyền tự do của nhà văn. Tự do là điều kiện thiết yếu của sáng tạo. Không có tự do, nhà văn chỉ là kẻ cơ hội, nịnh hót hoặc ăn theo nói leo.
Kiểm duyệt, theo K. Marx, là lưỡi hái tử thần giết chết sáng tạo. Kiểm duyệt chỉ sinh ra “những chiếc quái thai được tắm nước hoa”.
Vụ truyện ngắn “Bắt đầu và kết thúc” của Trần Quỳnh Nga đang được lãnh đạo Hội Nhà văn kiểm điểm và rút kinh nghiệm sâu sắc, cùng với lời xin lỗi tới bạn đọc và người dân cả nước. Đó là hành động đáng hoan nghênh, trong đó đáng đề cao vai trò quan trọng của Chủ tịch Hữu Thỉnh.

Read Full Post »

Viết gì về truyện ngắn “Bắt đầu và Kết thúc”?

Chu Mộng Long
Truyện của Quỳnh Nga không phải giải lịch sử, giải thiêng, hay giải huyền gì cả. Nó không giống lịch sử nhưng lại trùng khít với tư tưởng hệ đang thống trị trong lòng nhiều người cả xưa và nay: tư tưởng thần phục thiên triều và hữu nghị môi răng giữa hai quốc gia dân tộc.
Lời dẫn:
Báo Văn Nghệ số 50 vừa ra. Truyện ngắn “Bắt đầu và Kết thúc” của Trần Quỳnh Nga có đề cập đến các nhân vật lịch sử Trần Ích Tắc, An Tư, Thoát Hoan. Về Trần Ích Tắc chính sử đã ghi rõ Tắc là kẻ bán nước cầu vinh còn trong truyện ngắn thì hắn lại là “một kẻ vì nước, mà hy sinh cả tiền tài, danh vọng và thân phận của mình để làm một kẻ nội gián”. Còn công chúa An Tư thì vì tình yêu đã che chở cho Thoát Hoan để cùng Thoát Hoan trốn về nước. Liệu tác giả câu chuyện có nhầm lẫn lịch sử chăng? Liệu đây có phải là hậu quả của việc tinh thần quật cường của dân tộc Việt đang bị lu mờ trong những thế hệ nối tiếp?
.

Kính mời bạn đọc bài bình luận về truyện ngắn này kèm theo nguyên bản truyện ngắn.. (more…)

Read Full Post »

Không đơn giản chỉ là cải cách chữ viết

Cải cách như Bùi Hiền không còn là tiếng Việt nữa. Không phải vô lý khi một số bạn phát hiện âm đọc trong cách ghi âm của Bùi Hiền na ná như người Việt học tiếng Tàu. Hậu quả là cả ngàn năm Bắc thuộc, người Việt dù mượn chữ Hán nhưng vẫn đọc âm Việt do chữ ghi hình không liên quan đến âm đọc, nay chỉ trong vài mươi năm mà toàn dân có thể phát âm giống người Hán để dễ dàng học… tiếng Tàu! Vậy là tiếng Việt đẹp đẽ trong veo của dân ta biến mất ngay khi dân ta học tiếng mẹ đẻ của mình!

 

Bình Luận từ Facebook

(more…)

Read Full Post »

BÀI VĂN LẠ VỀ THÁNH GIÓNG

 
Lời dẫn của Vấn Đề: Bài văn viết về Thánh Gióng đang gây chú ý trên mạng vì tính cách sáng tạo, nhìn vấn đề dưới đôi mắt hiện đại và sáng suốt của một em nữ sinh mặc dù còn nhiều vấn đề cần thảo luận nhưng qua bài văn này cho thấy một nền giáo dục nhồi sọ, chỉ đạo và học vẹt đã đến lúc cáo chung.

Bài văn của một nữ học sinh trung học phổ thông với đề bài phân tích truyện Thánh Gióng vừa được phát tán trên mạng, được xem như “bài văn lạ” mới, gây xôn xao cộng đồng. Nguyên văn bài viết như sau (xin đăng nguyên văn, kể cả một số từ tạm gọi là “lỗi từ vựng” của thế hệ 9X).
(more…)

Read Full Post »

 Dạy chữ Hán trong nhà trường phổ thông đã trở thành một nhu cầu cấp bách

Nguyễn Huệ Chi

Về cơ bản tôi tán thành quan điểm của PGS TS Đoàn Lê Giang (xem Phụ lục I), của Chu Mộng Long (xem Phụ lục II), và không tán thành hết mọi ý kiến trong bài trả lời phỏng vấn của PGS Phan Trọng Đạt (xem Phụ lục III). Như đã viết trên FB, tôi nhớ năm 1990, GS PL xây dựng một dự án “về sự ra đời của chữ quốc ngữ trong xu thế phát triển của văn học VN hiện đại” để xin tài trợ của Nhật, tôi là một thành viên Viện Văn học được cử đến trao đổi với chuyên gia văn hóa Nhật Bản. Không ngờ bị họ phản bác rất mạnh. Cả mấy học giả Nhật đều lập luận: Việt Nam bỏ học chữ Hán và chữ Nôm là sai lầm, trẻ em sẽ không còn biết gì về văn hóa truyền thống hàng ngàn năm của đất nước mình. Khi chúng lớn lên, người Việt Nam thế nào cũng lâm tình trạng mất gốc dù nhiều hay ít. Ở Nhật, trẻ em vẫn phải học 3.000 chữ Hán cổ. Và đó không phải là học văn hóa Trung Quốc mà học cho văn hóa Nhật Bản. Chúng tôi cãi không lại họ và cuối cùng dự án của PL bị từ khước.

(more…)

Read Full Post »

Chuyện vui đêm khuya: Trạng Quỳnh

 (Rút từ facebook của Chu Mộng Long)

 Quỳnh vốn ghét bọn dốt mà hay khoe chữ, mở mồm là cho Hán sang trọng, kiêng dùng Nôm vì nôm na là cha mách qué.
Sau khi được Chúa sai đi sứ về, Quỳnh mang con chó vào triều. Tể tướng nhìn thấy tâu với Chúa:
– Khải bẩm Chúa thượng, thằng Quỳnh phạm thượng khi quân, dám mang chó chầu triều.
Quỳnh nói:
– Ngài Tể tướng ăn nói thận trọng. Phải nói đây là ông nhân cẩu sang trọng. Hạ thần được hoàng đế Thiên triều ban tặng, không thể ăn nói xằng bậy.
Tể tướng nói:
– Chó của Thiên triều vẫn là chó, sang trọng cái gì?

(more…)

Read Full Post »