Posts Tagged ‘Nguyên Ngọc’

NGƯỜI VIỆT – MỘT CÂU HỎI LỚN

Sống bao giờ cũng có nghĩa là lựa chọn.
Cuộc lựa chọn này là sinh tử.
Cho hôm nay, và cho vận mệnh lâu dài của đất nước và dân tộc.

BTrong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnhBT Văn Việt – Năm 2020 mở ra với một biến cố chấn động: cuộc tấn công vào xã Đồng Tâm của lực lượng vũ trang Hà Nội vào rạng sáng ngày 9 tháng 1. Nó đã giết chết người nông dân/cựu binh Lê Đình Kình, khi cụ đang ở trong nhà mình.

Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam sẽ đi về đâu? Đâu là con đường đúng để cả trăm triệu người Việt tự cứu lấy mình?

Văn Việt xin mời các anh chị tham gia cuộc trò chuyện về Người Việt, như cách giúp chúng ta nhìn/hiểu rõ hơn về chính mình, để có được lựa chọn đúng đắn/phù hợp cho đất nước, dân tộc trong tương lai. (more…)

Read Full Post »

BÁO ĐỘNG Ở HỘI AN

Nguyên Ngọc

LTS: “Ký ức Hội An” là một chương trình “nghệ thuật thực cảnh” vừa ra mắt tại sân khấu mới được dựng lên ở cồn nổi trên dòng sông Hoài. Ngoài những phản ứng của dư luận về vở diễn thì dự án xây dựng – nơi đặt sân khấu lại gây bức xúc và lo ngại khác- một cồn nổi đẹp của Hội An, Quảng Nam thành những khối bêtông xám xịt. Bài viết dưới đây của nhà văn Nguyên Ngọc, lên tiếng cảnh báo về một thảm họa văn hóa cho thành phố này, và chắc chắn không chỉ dừng lại ở văn hóa.

Toàn cảnh không gian diễn ra“Ký ức Hội An” tại Công viên văn hóa Ấn tượng Hội An (Ảnh cắt từ trailer).

Tôi bắt chước anh Nguyễn Sự – nguyên Bí thư Thành ủy Hội An. Anh Sự được mời đi dự ra mắt chương trình hoành tráng “Ký ức Hội An’’, anh từ chối. (more…)

Read Full Post »

Nhà văn Nguyên Ngọc: Con người nào thì làm ra văn hóa ấy….

  Nguyên Ngọc

Lời Tòa Soạn:Nhân sự kiện Đà Nẵng quy hoạch và thực hiện một số dự án xây dựng ảnh hưởng đến hệ sinh thái bán đảo Sơn Trà bị dư luận phản ứng, VHNA đã có cuộc trao đổi với nhà văn Nguyên Ngọc, một công dân xứ Quảng rất am hiểu xứ Quảng – Quảng Nam &Đà nẵng về vấn đề này, về văn hóa &người xứ Quảng.

Phan Văn Thắng: Thưa nhà văn, chúng tôi xin phép được ông trao đổi một số về tình hình văn hóa nước nhà hôm nay. Tôi xin được bắt đầu câu chuyện từ xứ Quảng của ông. Đó là câu chuyện bán đảo Sơn Trà của Đà Nẵng đã bị xẻ thịt cho các dự án xây dựng khách sạn. Nếu đặt câu chuyện này (mà hầu hết ai cũng biết) bên cạnh câu chuyện ông Nguyễn Sự nâng niu chăm bẵm Hội An, và những câu chuyện khác nữa, của xứ Quảng, của cả nước, ông rút ra những điều gì về phương diện văn hóa? (more…)

Read Full Post »

Phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc về đề thi văn

“Có google, việc gì phải… học thuộc!”

 

“Không việc gì phải cấm cả, cứ mặc cho thí sinh… được mang tài liệu vào phòng thi thoải mái và vô hiệu hóa điều đó bằng những đề thi tự luận. Trên đời này có biết bao nhiêu thứ để ra đề hay, những đề thi không có chỗ cho mấy anh học vẹt hay quay cóp…”

Bác ạ, quả như bác nói hôm trước, gần đây đúng là có nhiều đề thi hay thật đấy bác nhỉ, khiến cháu bỗng muốn… được đi học trở lại! 

– Chuyện này đúng là đang dần có những chuyển biến tích cực đấy, thật mừng! Bắt đầu có những cuộc phá lệ, “vượt rào” mạnh dạn và thông minh hơn, dám từ bỏ lối ra đề máy móc, giáo điều cũ. Những đề thi không có chỗ cho mấy anh học vẹt hay quay cóp; không chỉ là nơi để các em trả bài mà còn là một dịp giúp các em trải nghiệm… (more…)

Read Full Post »

Tượng gỗ cà phê Jarai

Trên ấy, vẫn còn…

Nguyên Ngọc
 Hồi giữa năm có mấy người bạn trẻ rủ tôi đi Tây Nguyên một chuyến. Trên ấy thì tôi vẫn đi về, vài ba tháng một lần, cũng có lúc thật tình nghĩ thôi đừng đi nữa, để làm gì có được gì đâu, nhưng rồi lại vẫn cứ đi, không thể không đi, gối đã mỏi, dốc ngày càng thấy cao, rừng trụi trơ nắng lửa… mà không thể không đi.

 

 

 

 

Read Full Post »

Đại chúng hay tinh hoa?

Nguyên Ngọc

Một trong những khó khăn có thật và lớn khiến những người đang chịu trách nhiệm về giáo dục rất đau đầu là phải giải quyết thế nào cho đúng mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng. Ảnh: Hải Nguyễn

 

TBKTSG Xuân) – Mấy năm gần đây tôi thường theo dõi các cuộc thi tú tài ở Pháp, vì thích thú, và cũng có phần muốn từ đó thử nghĩ lại thêm về giáo dục ở ta. Hình như vừa qua ta chú ý nói nhiều đến đại học, hẳn vì ở đây dễ thấy rõ sự quá lạc hậu so với thế giới, cũng lại là nơi liên quan trực tiếp đến việc đào tạo nhân lực cho xã hội. Song cũng có thể vấn đề chính của giáo dục còn ở chỗ khác, ở phổ thông, nơi ít được dư luận quan tâm hơn. Có vấn đề ở phổ thông rồi, tất đại học không thể không có vấn đề. (more…)

Read Full Post »

Người Pháp nghiên cứu Tây Nguyên

 Nguyên Ngọc

1- Các nhà truyền giáo và các nhà thám hiểm

clip_image006Có thể nói mà không sợ quá sai: từ sau 1975, công cuộc xây dựng, phát triển và khai thác Tây Nguyên đã được tiến hành rất tích cực, chăm chỉ, hồ hởi, rộng khắp …, nhưng lại có điều rất lạ: hầu như không dựa chắc trên cơ sở nghiên cứu khoa học nghiêm túc nào! Từ ấy đến nay, về phía Nhà nước đã có ba đợt nghiên cứu lớn, gọi là các Chương trình Tây Nguyên 1, Tây Nguyên 2, Tây Nguyên 3 vào các năm 1976-80, 1984-88, 2013-16. Các chương trình nghiên cứu này trong thực tế đều được giao cho Viện Khoa học Công nghệ chủ trì, trong khi bất cứ người nào có biết đôi chút về vùng đất này đều có thể hiểu đối với Tây Nguyên, đặc biệt trong tình hình từ sau 1975 (và cho tận đến nay) vấn đề chủ yếu không phải là chuyện công nghệ, mà trước hết là chuyện xã hội, kinh tế, văn hóa.

(more…)

Read Full Post »

 Pӧtao Jarai, quyền lực ẩn giấu

Nguyên Ngọc

 image

Vua Lửa Siu Luynh đi rẫy về. Ảnh trong bài này là của Nguyên Ngọc.

Ít nhất cho đến giữa thế kỷ XV, vùng Tây Nguyên như cách gọi hiện nay[1] là bộ phận phía Tây của vương quốc Champa, dù trong thực tế sự kiểm soát của triều đình Champa đối với vùng đất này không có gì chặt chẽ. Hoàn toàn không thấy dấu vết của một hệ thống tổ chức cai trị nào. Cho đến năm 1912, Henri Maitre còn nhận ra một “Tây Nguyên gồm các làng rời rạc”. Và tận năm 1937, Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi còn khẳng định: “Dù lớn hay nhỏ, làng Ba Na là một tiểu quốc gia độc lập…”. Dấu vết người Chàm còn thấy rõ nhất ở Tây Nguyên là một số ngọn tháp quanh Cheo Reo, vùng đất của người Jarai (thậm chí có người cho rằng người Jarai chính là “người Chàm lên Tây Nguyên”, một đề tài có thể quan trọng và thú vị, mà chúng ta mong có dịp trở lại).

(more…)

Read Full Post »

 Rừng mê hoặc

Nguyên Ngọc

 Image result for “Rừng, Đàn bà, Điên loạn”[Trong số hơn 300 công trình lớn nhỏ nhà dân tộc học Jacques Dournes viết về Tây Nguyên theo như tôi đếm được trong một tài liệu ghi về ông sau khi ông mất, có hai cuốn sách quan trọng nhất: “Pӧtao, một lý thuyết về quyền lực ở người Jarai Đông Dương”[1] và “Tọa độ”[2]. Ở cuốn thứ hai, Dournes cho ta những tọa độ giúp giải mã cấu trúc đặc biệt của xã hội Jarai. Cuốn kia viết về thiết chế Pӧtao độc đáo của xã hội ấy mà Dournes đã để cả mười lăm năm sống tại chỗ chăm chú nghiên cứu. Hai tác phẩm uyên bác, rất cơ bản, nhưng quả thật cũng rất khó. Cần đọc chậm rãi từng chương, thậm chí từng trang, lần theo kỹ từng dòng, và trở đi trở lại nhiều lần… Tuy nhiên Dournes không chỉ có những công trình hàn lâm. Ông còn một tác phẩm, thâm thúy chẳng kém, mà quyến rũ như một tiểu thuyết trữ tình, cuốn “Rừng, Đàn bà, Điên loạn”[3], tên nguyên tác tiếng Pháp là “Forêt, Femme, Folie”. Nhìn qua có thể đoán ở ngay tên sách tác giả đã cố tình chơi chữ, cả ba từ Rừng – Forêt, Đàn bà – Femme, Điên loạn – Folie đều bắt đầu bằng chữ F. Song, không chỉ là chơi chữ, dù chơi đã khá đắt. Ít nhất cũng có thể nhận ra Dournes nói về hai yếu tố quan trọng nhất của môi trường tự nhiên và xã hội Jarai: Rừng và thiết chế mẫu hệ. Bị tước mất hai môi trường sinh tồn thiết yếu đó, người Jarai và xã hội của họ sẽ lâm vào “điên loạn”.

(more…)

Read Full Post »

Những người luyện thép trên núi cao

Nguyên Ngọc

 clip_image002Trên mạn sườn Tây và Tây Nam của Ngok Linh, cụm núi lớn, hiểm trở và cao nhất toàn Tây Nguyên, có một tộc người quan trọng, người Xơ Đăng. Họ có nhiều nhóm với nhiều tên gọi khác nhau, có nhóm đông như người Xteng ở huyện Tumơrông, người Ca Dong – nhóm này ở tận phìa sườn bên kia của Ngok Linh, tại huyện Trà Mi của Quảng Nam; có nhóm rất nhỏ như người Châu ở Mường Hon thuộc huyện Đak Glei, chỉ trên dưới một trăm người. Rất nhiều nhóm Xơ Đăng, phân bố trên một vùng không quá rộng, lại chen với số tộc người khác như Dẻ-Triêng, Rơ Măm, Rơ Ngao… nên có người bảo giá vẽ một bức tranh, tô màu khác nhau cho từng nhóm khác nhau, sẽ được một tấm khảm thật vui mắt, hết sức đa sắc, thật lạ và độc đáo, hiếm nơi nào bằng. Vì sao lại có được bức tranh lạ ấy?

(more…)

Read Full Post »

Older Posts »