Posts Tagged ‘Cao Huy Thuần’

THẦY TRÍ QUANG MỘT TRANG LỊCH SỬ

Cao Huy Thuần

(Thầy tôi, Trưởng lão Hòa Thượng Thích Trí Quang, vừa thị tịch hôm qua, 8-11-2019. Di huấn để lại: không bàn thờ, không bát nhang, không báo tang, không phúng điếu, không vòng hoa, không đưa đám. Tôi chỉ xin phép Thầy thắp một nén nhang tưởng niệm)

Hòa thượng Thích Trí Quang

 

Tôi có hai lần khai sinh. Lần thứ nhất khi tôi sinh ra. Cha mẹ tôi cho tôi hình hài, máu huyết. Nhưng tôi chưa biết tôi là ai, sống như thế nào, trên đường nào tôi sẽ đi. Sinh ra, tôi có hai mắt. Nhưng chưa thấy đường đời. Phải đợi đến khi lên chùa Từ Đàm, sau ngày ông Diệm bị lật đổ, tôi mới thấy con đường sẽ đi. Thảo nào chữ nghĩa bác học gọi con đường là đạo. Thấy đạo, tôi khai sinh cho tôi.

Đầu năm 1964, một nhóm giáo chức đại học Huế họp nhau tại trường Đại học sư phạm để quyết định về việc ra một tờ báo tranh đấu tiếp nối khí thế của “cách mạng” 1963, chống lại khuynh hướng lập một “chế độ Diệm không có Diệm” (more…)

Read Full Post »

Chừng mực   

Cao Huy Thuần 

Tham luận tại Hội thảo Hè 2019, Trường đại học Porto, 18.07.2019

“Văn hóa hãy bắt đầu, hãy đi trước chính trị. Bước đầu hãy là bước đi văn hóa. Hãy từ bỏ cực đoan trước đã. Hãy nhắm ích lợi chung trước đã. Hãy biết yêu tự do, ghét nô lệ trước đã. Hãy có tinh thần trọng luật trước đã. Hãy tạo thăng bằng trong nội bộ và nội tâm trước đã. Hãy sáng kiến, hãy tưởng tượng. Hãy biết làm người gảy đàn trước đã, căng dây vừa phải. Dân vừa phải với quyền lực. Quyền lực vừa phải với dân. Hai bên cùng chừng mực đối xử với nhau để đi đến nguyên tắc thành văn. Ấy là văn hóa.”

Các anh chị thân mến, trong 21 năm làm Hội Thảo Hè, chúng ta không ngớt bàn về dân chủ, mỗi năm một ý, mỗi người một vẻ, đua nở trăm hoa. Riêng tôi, chưa bao giờ tôi động đến cái chữ « tam quyền phân lập », chẳng phải vì nó là ta-bu, mà vì tôi nghĩ là hãy còn quá sớm để đi vào chi tiết cụ thể khi điều kiện chưa hội đủ, đầu óc chưa sẵn sàng để bước… ngay cả cái bước đầu tiên. Cho đến bây giờ, tôi vẫn còn tự hạn chế chữ nghĩa vào mỗi cái bước đầu tiên ấy thôi, (more…)

Read Full Post »

Vu Lan 2018-

Thương nhớ Mẹ hiền

Nhạc và lời: Nguyễn Quang Nhàn
Tiếng hát: Mai Thị Hậu

MẸ TÔI

Cao Huy Thuần
…”Như mọi bà mẹ, mẹ tôi đẹp nhất trên đời. Vu Lan đẹp nhất trong năm. Cõi Vu Lan đẹp nhất trong mọi cõi.”

Viết về mẹ tôi mà bắt đầu bằng Thúy Kiều, mẹ tôi chắc chắn không ngạc nhiên. Bởi vì mẹ tôi quá biết tính nết con trai mình : cả đời hụt chết mấy lần vì nhan sắc. Ít ra mẹ tôi cũng rộng lượng với con: nó đâu có phải là phường ham mê nữ sắc, chỉ mê cái đẹp thôi. Mà Thúy Kiều thì đẹp, quá đẹp.

Nhưng thế nào là đẹp ? Với tôi, Kiều đẹp, không phải vì “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” : mặt như hoa, mày như liễu thì giai nhân nào chẳng thế, điển hình là Dương Quý Phi dưới ngòi bút của Bạch Cư Dị : “phù dung như diện liễu như mi”. Kiều đẹp hơn Dương Quý Phi, đẹp hơn tất cả mọi nhan sắc trong văn chương kim cổ, vì trời đất, cỏ cây, hoa lá, tất cả đều đẹp trong ngày xuân thần tiên ấy, tất cả đều đẹp để nâng cái đẹp của Thúy Kiều trước mắt một chàng Kim Trọng sững sờ. Đố ai không sững sờ trước cái dáng đẹp dường như chỉ có thiên nhiên mới xuất thần vẽ ra được một bức tranh tuyệt mỹ như thế :

Chàng Vương quen mặt ra chào
Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa (more…)

Read Full Post »

Thư gởi anh Diệu

Cao Huy Thuần

“trí thức là người ý thức được sự xung đột xảy ra trong lòng họ và trong lòng xã hội giữa việc đi tìm sự thật qua thực tiễn hành động và hệ ý thức đang đô hộ. Ý thức được điều đó tức là khám phá ra những mâu thuẫn căn bản của xã hội, nghĩa là những xung đột giai cấp và, ngay trong lòng giai cấp thống trị, một xung đột hữu cơ giữa sự thật mà giai cấp đó nhân danh để thống trị và những huyền thoại, giá trị, tập tục mà nó bám giữ và truyền nhiễm vào những giai cấp khác để thống trị”(.Sartre”  ,”

..”.anh Diệu ạ, chính vì lận đận lao đao như thế cho nên cuộc đời mới đáng sống. Dù nhóm xã hội đã có hay chưa, đi trước vẫn vui hơn. Nói trước vẫn vui hơn. Ở đâu và bao giờ cũng cần có những người nói trước như thế. Bởi vì cuộc đời là sáng tạo, luôn luôn mới. Không sáng tạo thì cũng bằng chết. Ở đâu và bao giờ cũng cần có những người mà chức năng là phải đi như thế, dù mặt trời đã mọc rồi hay chưa ló. Ði như những đơn côi đi với nhau, chấp nhận số phận dấn thân đơn chiếc, chênh vênh giữa trời với đất như ông Sartre đã cảnh giác. Họ bằng lòng làm những hạt nếp riêng rẽ. Nhưng ai dám bảo nếp kia chẳng trở thành bánh chưng ngày Tết? Mười năm hay hơn nữa chẳng là bao, cái gì chưa có sẽ có. Như khi nhìn lên trời, thấy trăng lưỡi liềm, hãy biết chắc rằng mai mốt trăng tròn”. (more…)

Read Full Post »

Bức tình thư đầy cảm xúc của GS Cao Huy Thuần gửi về đất nước

Là một trong những người Việt xa xứ, đang sống và làm việc tại Pháp, trong dịp quay trở về quê nhà, GS.Cao Huy Thuần đã không quên gói ghém theo hành trang của mình bức “tình thư” đầy xúc động, mà ở đó ông dành trọn những giãi bày đã ấp ủ trước nay đến đất nước và con người quê hương mình.

 
 “Truyền thống” và “tiến bộ” – cốt lõi của bản sắc văn hóa

Khi nói về một quốc gia, người ta vẫn hay liên tưởng đến văn hóa, dùng văn hóa để miêu tả “dáng dấp” và hình dung ra “khí chất” của đất nước ấy. Vậy, có gì làm nghi hoặc, khi nói bản sắc văn hóa là phần hồn của cả một dân tộc, giúp dân tộc đó cùng chung một lý tưởng để tồn tại kiên cường và trở nên sống động bước qua từng thời đại? (more…)

Read Full Post »

Nghĩ quanh khi đọc “cao huy thuần người khuân đá”

Đỗ Hồng Ngọc

Có khi nào nâng một bình trà uống đến giọt cuối cùng tưởng đã cạn sach rồi nhưng đợi một lúc thì trà lại như tự chắt ra thêm mấy giọt rồi lại tươm thêm vài giọt nữa, càng lúc càng đậm đặc càng ngất ngây không?

Đọc Cao Huy Thuần cũng vậy đó. Cứ tưởng anh nói lung tung đầu ngô mình sở đến lúc nghĩ lại mới giật mình. Cho nên đọc Cao Huy Thuần phải chậm rải, phải ‘cảnh giác’ coi anh có giấu giếm cái gì trong mỗi chữ mỗi câu đó không?

Tôi đọc Người Khuân Đá của anh với một thứ cảnh giác cao độ như thế. Cái ông Giáo sư đại học kiêm ‘’thầy giáo làng’’ này tính cái gì đây với Người Khuân Đá nhỉ? Ai khuân, khuân đi đâu, khuân để làm gì? Dã tràng xe cát biển đông/ Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì ư? Sao biết? Chỉ có dã tràng mới biết. Cũng như chỉ có Phật với Phật mới biết nhau, không cần phải nói ra lời. Ông Bồ-tát Duy Ma Cật làm thinh, tưởng bí, mà Văn Thù vỗ tay ca ngợi hết lời. (more…)

Read Full Post »

GỬI NGUYỄN DUY

Cao Huy Thuần

“Nghĩ cho cùng, anh Nguyễn Duy, dù nhân dân có bại trong thơ anh, rốt cuộc, kẻ thắng không phải là ai khác: là dân tộc. Nếu dân tộc không thắng thì nước ấy mất. “

Anh Nguyễn Duy thân mến, chắc anh đã nhận được thư mời viết bài cho Giai Phẩm Xuân của các bạn Diễn Đàn. Họ mời anh là đương nhiên rồi: không mời Nguyễn Duy thì mời ai? Nhưng tôi, lão lai tài tận, mà họ cũng mời, thật là áy náy quá. Tóc trên đầu rụng như sung, chữ nghĩa cũng vậy, ý tứ đâu nữa mà viết? Đọc lui đọc tới cái thư mời, bình tĩnh lại, mới vỡ lẽ: họ nói năm nay là kỷ niệm 50 năm Tết Mậu Thân. Mình là người Huế… cậu là người Huế mà cậu không nhớ Mậu Thân thì nhớ cái gì, chắc họ nghĩ vậy. Oan cho mình quá, năm 68 mình ở đường Sommerard, ngay sát cạnh Sorbonne, chỉ nhớ mùi lựu đạn cay và hình như có tham gia chống chiến tranh gì đó với trai gái sinh viên thế giới, chớ có biết gì đâu Mậu Thân mà nhớ? Có nhớ chăng là nhớ: ờ, năm 68 chiến tranh leo thang dữ dội lắm. Vừa nhớ đến cái ý “dữ dội” thế thôi, bỗng câu thơ của Nguyễn Duy nhảy vọt vô đầu một cách vô duyên. Nghĩa là vô duyên cớ.

Nghĩ cho cùng

Mọi cuộc chiến tranh

Phe nào thắng thì nhân dân đều bại… (more…)

Read Full Post »

“Dân” và “Bịp Dân Chủ Nghĩa”

(Tham luận tại Hội Thảo Hè, Budapest, 31-8-2017)

Cao Huy Thuần

“Dân”, tiếng Pháp là “peuple”, tiếng Anh là “people”. Rõ ràng. Nhưng “Bịp dân chủ nghĩa” là chữ của tôi bịa ra để tạm dịch chữ “populisme” – “populism”. Tại sao tôi bắt buộc phải bịa? Tại vì tiếng Việt không có từ. Cái nạn “populisme” đang bành trướng tại Âu Mỹ này, ta chưa biết. Ta chỉ biết, và quá biết, bà con của nó thôi: “démagogie”, ta dịch là mỵ dân; “xénophobie”, ta dịch là bài ngoại. “Populisme” bao gồm hai khía cạnh đó, nhưng không phải chỉ thế. Nó mở rộng ra thêm nhiều khía cạnh khác, lý thuyết hóa, ý thức hệ hóa, chính đáng hóa, để trở thành một cao trào chính trị đe dọa các nước dân chủ lâu đời, đe dọa chính lý thuyết dân chủ làm nền tảng cho các chế độ đó. Ta đã dân chủ đâu mà biết nó, cho nên không có tên để đặt thì cũng là tất nhiên. Hình như bên nhà gọi nó là “dân túy”. Nếu “túy” là say, là làm cho say, thì đó cũng chỉ là một khía cạnh thôi và cũng không phải là đặc trưng của nó. Vả chăng, say sưa có khi là chính đáng: nghe Tuyên ngôn độc lập mà không say à? Say ấy thì đẹp quá! (more…)

Read Full Post »

Dừng lại…

TÔN GIẢ ANGULIMALA

Lời giới thiệu sách của Cao Huy Thuần

Tôn giả AngulimalaAngulimala là một chuyện tiêu biểu của Phật giáo về sám hối. Chuyện đã đi vào dân gian, ai cũng biết và ai cũng nói: ngay cả tên tướng cướp giết người không gớm tay mà khi đã vất dao sám hối thì ác nghiệp cũng có thể chuyển thành thiện nghiệp.

Tội từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm đã diệt rồi tội liền tiêu
Tội tiêu tâm diệt thảy đều không
Thế mới thật là chân sám hối. (more…)

Read Full Post »

NẮNG VÀ HOA TRÊN MỘ

Cao Huy Thuần

Tha tội là gì? Triết lý và các tôn giáo phương Tây nghĩ về điều đó như thế nào? Tôi chỉ gợi lên ở đây hai ba câu hỏi thôi, liên quan đến câu chuyện mà tôi sẽ kể.
Không biết có phải nhân loại trở nên thánh thiện hay không mà bỗng nhiên xin lỗi, thú tội, hối hận trở thành vấn đề thời sự. Hay có lẽ ai nấy đều theo gương Giáo Hoàng bên La Mã. Bên Mỹ, ông Clinton hối hận đến động lòng, xin lỗi xót xa, vì trót sảy chân chút phận đàn bà. Bên Argentine, nhà thờ lên tiếng xin tha tội vì đã im lặng đồng lõa trong suốt thời gian độc tài quân phiệt. Nhà thờ Brésil cũng vội vàng tuyên bố hối lỗi trước “Người da đỏ và người da đen”. (more…)

Read Full Post »

Older Posts »